Chậm cắt dây rốn sau sinh: lợi ích lớn từ việc làm nhỏ

Việc chậm cắt dây rốn sau khi con chào đời thực ra mang lại những lợi ích kì diệu cho sức khỏe của cả mẹ và bé mà nhiều mẹ chưa biết.

Trì hoãn kẹp dây rốn 30 - 60 giây sau sinh

Trong đa số các ca sinh nở, dù là đẻ thường hay đẻ mổ, khi em bé vừa chui ra khỏi bụng mẹ là bác sĩ cắt phăng đi đoạn dây rốn gắn kết 2 mẹ con suốt 9 tháng trời, mà không để ý rằng việc trì hoãn cắt dây rốn có thể đem lại những lợi ích tuyệt vời.

Mới đây, trang Facebook có tên The Intact Birth (Phương pháp sinh đẻ giữ nguyên dây rốn) đã đăng tải một đoạn clip ngắn ghi lại khoảnh khắc vô cùng xúc động cho thấy một em bé nằm nhắm mắt như đang lim dim ngủ, miệng bú ngón tay cái trông thật ngon lành. Điều đặc biệt là bên cạnh bé còn có túi nhau thai và dây rốn xếp hình chữ "LOVE". Đoạn clip cùng nội dung truyền tải của The Infact Birth ngay lập tức đã gây sự chú ý của đông đảo cư dân mạng với 2,8 triệu lượt xem, 39 nghìn lượt thích và 32 nghìn lượt chia sẻ.


Trì hoãn cắt dây rốn sau sinh
Trang Facebook này viết: “Hai tiếng sau khi sinh, em bé đã được mẹ bế vào lòng rồi cho bú và sẵn sàng trở thành thành viên mới của gia đình. Dù đây là đứa con thứ ba nhưng bố cô bé vẫn phải hỏi ý kiến bà ngoại về việc cắt dây rốn trước khi các hộ sinh kiểm tra và đo cân nặng cho bé.

Phương pháp sinh đẻ giữ nguyên dây rốn là phương pháp mà việc tách nhau thai ra khỏi đứa trẻ sau khi sinh từ từ. Theo các nghiên cứu thì việc cắt nhau thai ngay lập tức không phù hợp với những nguyên tắc tuần hoàn sinh học tự nhiên của cả cơ thể mẹ và bé, thậm chí việc cắt nhau thai vội vàng khi quá trình chuyển hóa trong nó vẫn đang diễn ra có thể gây hại cho cơ thể trẻ.

Việc để nhau thai liên kết với cơ thể của bé một khoảng thời gian sau khi sinh sẽ tạo điều kiện để cho quá trình chuyển hóa microbiome (là một hệ sinh thái gồm các sinh vật sống trong cơ thể con người) được diễn ra một cách dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, cái lợi nhất của phương pháp "Intact Birth" đó là máu và nhau thai có chứa rất nhiều tế bào gốc, đây là những thành phần rất có lợi và quan trọng đối với sự phát triển khỏe mạnh của trẻ sau này.

Vì vậy, việc tách nhau thai quá sớm là không có lợi đối với trẻ. Ngay cả trong những trường hợp cấp cứu khẩn cấp, việc giữ nguyên sự gắn kết của trẻ với nhau thai cho đến khi quá trình chuyển hóa trong nó kết thúc là việc cần làm để mang đến những nền tảng phát triển tốt nhất cho trẻ".


chậm cắt dây rốn và da tiếp da với mẹ giúp gắn kết tình cảm và mang lại nhiều lợi ích cho mẹ và bé (Ảnh minh họa)
Theo nghiên cứu của Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), việc trì hoãn kẹp dây rốn sau sinh khoảng 30 - 60 giây sẽ mang lại những lợi ích đáng ngạc nhiên cho em bé. Thậm chí Tổ chức Y tế Thế giới cho biết phải chờ một phút hoặc nhiều tổ chức y tế khác còn lên tiếng cho rằng nên đợi đến 2 phút thì mới tiến hành kẹp dây rốn cho bé.

Những lợi ích tuyệt vời cho cả mẹ và bé khi trì hoãn cắt dây rốn

Trang Belly.com của Australia đã đưa ra những lập luận vô cùng thuyết phục để khẳng định lý do nên trì hoãn cắt dây rốn:

Thứ nhất, dây rốn và nhau thai sẽ cung cấp thêm khoảng 30% máu cho em bé.

Nếu trì hoãn việc cắt dây rốn thì 1/3 lượng máu trong cơ thể của em bé sẽ không bị mất đi.

Thứ hai, hàm lượng sắt về lâu dài cao hơn, ít nguy cơ thiếu sắt ở 3, 4 tháng tuổi.

Chỉ cần trì hoãn việc kẹp nhau rốn cho trẻ sơ sinh khoảng 2 phút có thể làm tăng lượng sắt khoảng 24-47mg trong cơ thề bé, lượng chất sắt này tương đương với nhu cầu của bé sơ sinh trong 1-2 tháng, từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt ở trẻ trong 6 tháng đầu đời.

Thứ ba, giảm nguy cơ mắc tình trạng thiếu máu.

Thực tế cho thấy những em bé được cung cấp đầy đủ lượng máu thường có cân nặng lớn hơn và chứng tỏ bé khỏe mạnh hơn. Theo dữ liệu từ các ca kẹp rốn trẻ sơ sinh tại Cochrane cho thấy: “Các bé được kẹp rốn trễ có trọng lượng cao hơn hẳn các bé kẹp rốn sớm (bé tăng hơn 101g)".

Thứ tư, giảm nguy cơ xuất huyết não thất và nguy cơ nhiễm khuẩn máu.

Nghiên cứu đã cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa trẻ kẹp rốn ngay lập tức sau khi sinh và trẻ kẹp rốn trễ hơn về tỉ lệ xuất huyết não thất và nhiễm trùng máu sau khi sinh.

Xuất huyết não thất là tình trạng máu ở khu vực não tràn vào khu vực chứa dịch não (tâm thất), thường gặp ở trẻ sinh non. Nhiễm trùng huyết muộn là hiện tượng xảy ra khoảng 3-7 ngày sau khi bé chào đời, nguyên nhân là vì trẻ bị nhiễm khuẩn từ môi trường hoặc từ người chăm sóc trẻ, sau đó vi khuẩn đi vào máu của trẻ sơ sinh.

Thứ năm, dây rốn là nguồn cung cấp oxy cho bé sơ sinh.

Khi mà dây rốn vẫn chưa bị cắt đi thì em bé vẫn nhận được lượng lớn oxy từ mẹ, điều này giải thích tại sao các bé được sinh dưới nước vẫn có thể thở trong nước. Chỉ khi bé có phản xạ thở thì khi ấy bé mới lấy không khí từ môi trường.

Thứ sáu, sự kết nối giữa mẹ và con rất quan trọng

Khoảnh khắc ngay sau khi em bé chào đời rất quan trọng và thiêng liêng đối với cả mẹ và bé vì khoảnh khắc kỳ diệu đó sẽ không bao giờ xảy ra lần hai. Không có lý do nào để chia cắt mẹ và bé lúc này. Hãy để cho mẹ và bé được yên tĩnh, được da tiếp da và giữ nguyên hiện trạng của dây rốn, trừ khi có sự cố cần cấp cứu kịp thời.

Nguồn: Tổng hợp

 
Cẩm nang bà bầu
Hỗ trợ khách hàng
Hotline: 0977.641.386